Tổng quan về phụ tùng động cơ ô tô

Nói đơn giản, động cơ ô tô là một hệ thống nằm dưới nắp capo gồm nhiều bộ phận kết hợp với. nhau để chuyển hóa xăng, dầu thành điện năng giúp cho ô tô vận hành. Động cơ ô tô thường được ví với trái tim của chiếc xe. Nhưng tùy thuộc vào mỗi loại xe, sẽ có các loại động cơ, cấu tạo phức tạp khác nhau. Tuy nhiên phổ biến nhất ở xe ô tô là động cơ xăng và động cơ dầu.


Theo thời gian, phụ tùng động cơ sẽ gặp phải tình trạng theo nhiều cách gọi là “xuống máy” và hoạt động kém đi. Nhiều bộ phận được biết đến nhiều nhất gồm là máy đề, trục cam, cảm biến oxy, lọc dầu động cơ, tay đòn,… Trong đó có rất nhiều chi tiết phụ tùng động cơ ô tô được lắp ráp và chế tạo từ các bộ phận linh kiện nhỏ tách rời. Nhưng chẳng may một trong số này gặp trục trặc cũng có thể khiến xe chết máy, không hoạt động. Bạn đọc hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tổng quan về phụ tùng động cơ ô tô qua bài viết dưới đây nhé

Tổng quan về phụ tùng động cơ ô tô

Bugi

Bugi ô tô (Spark Plug) có vai trò cầu nối giúp hệ thống đánh lửa tạo ra tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp khí và nhiên liệu trong buồng đốt xy lanh động cơ. Hỗn hợp khí và nhiên liệu được đốt cháy bởi bugi sẽ khiến áp suất tăng lên làm piston chuyển động tác động lên trục khuỷu. Từ đó tạo thành chuyển động quay của động cơ ô tô.

Bạc balie

Bạc balie là chi tiết quan trọng thuộc phụ tùng động cơ ô tô. Đây là chi tiết đặt trong ổ trục của tay biên, có kết cấu chính xác, được chế tạo từ vật liệu cao cấp. Vì thế giúp cho quá trình chuyển động quay, tịnh tiến không bị ma sát mài mòn.

Theo các chuyên gia và giới thạo xe, thời gian thay BẠC BALIE khi có dấu hiệu bị hỏng xước và không còn khả năng hoạt động.

Trục cam

Trục cam thuộc hệ thống phụ tùng động cơ ô tô. Đây là chi tiết quan trọng của cơ cấu phân phối khí.  Trục cam gắn liền với nhiệm vụ mở xupap để nạp và xả khí cho động cơ. Với các cấu tạo và kết cấu đặt biệt linh hoạt khiến nó có thể làm việc với một cường độ cao trong môi trường khắc nghiệt mà vẫn đóng mở các xupap chính xác hoàn hảo.

Theo các chuyên gia và giới thạo xe, tài xế nên thay thế TRỤC CAM khi có dấu hiệu bị cong và các cam bị mòn.

Trục cơ

Trục cơ thuộc hệ thống phụ tùng động cơ ô tô. Đây là bộ phận có thể biến đổi chuyển động tịnh tiến của piston thành chuyển động quay. Nó nhận lực từ piston để tạo ra mô men quay sinh công đưa ra bộ phận công tác và nhận năng lượng từ bánh đà truyền lại cho piston để thực hiện các quá trình sinh công. Nếu một chiếc xe không thay dầu đúng định kỳ hoặc thay phải loại dầu tái chế sẽ gây ra tình trạng bó kẹt làm hỏng các cổ quay trên trục và lúc này sẽ phải thay thế trục mới.

Bạc biên

Bạc biên là một trong những chi tiết quan trọng cấu tạo nên phụ tùng động cơ ô tô. Tuy có kích thước vô cùng nhỏ bé nhưng lại đảm nhiệm trọng trách rất lớn. Bạc biên khi kết hợp với tay biên có công dụng bơm dầu cho động cơ.Trục cơ nào cũng có lỗ dầu, vì vậy dầu sẽ đi từ trong lốc máy qua lỗ ở bạc balie xong thông ra bạc biên.

Theo chuyên gia và giới thạo xe, nếu bạc biên bị mòn, lượng dầu sẽ phun ra ở khe hở giữa cổ trục và bạc biên, cần lắp bạc lót phụ đảm bảo theo đúng kích thước cùng khe hở chuẩn quy chuẩn.

Tay biên

Tay biên hay còn gọi là thanh truyền, thuộc nhóm phụ tùng động cơ ô tô. Đây là một chi tiết nối liền giữa piston và cốt máy, có vai trò trung gian dẫn truyền lực từ chi tiết này đến chi tiết khác và ngược lại. Cấu tạo của tay biên đơn giản nhưng rất dễ gặp phải những vấn đề như bị cong, xoắn, thậm chí là đứt gãy.

Xéc măng

Xéc meng là một chi tiết có chức năng rất quan trọng thuộc hệ thống phụ tùng động cơ ô tô. Nó đảm nhận nhiều chức năng mà không có thiết bị nào thay thế được.

Môi trường làm việc của Xéc Măng khá khắc nghiệt, chịu tác động của nhiều yếu tố bất lợi như phải chịu nhiệt độ cao, áp suất và va đập lớn, ma sát mài mòn nhiều…

Khi xéc măng gặp phải những vấn đề hư hỏng sẽ có những dấu hiệu sau: Xe chạy thải ra nhiều khí thải, tiêu hao dầu bôi trơn nhanh, công suất động cơ thấp…

Piston

Piston hay còn được gọi là quả piston, trái piston, là một bộ phận nằm trong cấu tạo của động cơ nói chung, của động cơ ô tô nói riêng. Trong hệ thống động cơ đốt trong của xe ô tô, Piston có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng đó là cùng với xi lanh và nắp máy tạo thành buồng đốt.

Trong buồng đốt, Piston nhận áp suất do sự giản nở của khí cháy và truyền lực cho trục khuỷu quay và sinh ra công. Sau khi nhận lực từ trục khuỷu sẽ thực hiện quá trình nạp, nén và thải khí ở động cơ giúp động cơ hoạt động ổn định và bền bỉ.

Theo dân kỹ thuật ô tô và các chuyên gia, Piston cần thay nếu những vấn đề sau trở nên nghiêm trọng: Vòng xéc măng bị giãn, hao mòn, cháy, nứt….

Cầu chì

Cầu chì ô tô đóng vai trò bảo vệ các thiết bị điện trên xe. Nếu có sự cố, chúng sẽ tự ngắt để bảo vệ thiết bị tránh hiện tượng gây cháy nổ. Trên thị trường, cầu chì có nhiều loại khác nhau, dùng nhiều nhất là các loại mini. Mỗi thiết bị trên ô tô như đèn xe, gạt mưa, điều hoà xe… đều có cầu chì riêng với ký hiệu nhận biết riêng.

 

Gioăng phớt đại tu

Gioăng phớt đại tu thuộc hệ thống phụ tùng động cơ ô tô. Đây là bộ phận nối tiếp trung gian thường được lắp ở trên các bộ phận của động cơ. Sản phẩm có kích thước chính xác, đàn hồi hiệu quả, có tác dụng làm kín tất cả bộ phận của hệ thống động cơ ô tô để đảm bảo cho hệ thống chứa nhiên liệu, dầu nhớt không bị rò rỉ ra ngoài.

Gioăng phớt đại tu bao gồm:

Gioăng quy lát hay còn gọi là gioăng mặt máy

Phớt bô bin gồm 4 cái

Bộ gioăng két sinh hàn

Gioăng cổ hút

Gioăng bơm dầu ( gioăng nắp che máy trước)

Gioăng cổ xả

Gioăng nắp giàn cò ( Cam)

Phớt git cho 16 xu páp

Bộ phớt đầu và đuôi trục cơ

Hai phớt đầu trục cam

Lọc gió động cơ

Lọc gió động cơ thuộc hệ thống phụ tùng động cơ ô tô. Đây là bộ phận cũng tương tự như lá phổi trong cơ thể con người với nhiệm vụ lọc không khí và ngăn bụi bẩn vào động cơ.

Lc gió động cơ cũng có tầm quan trọng rất lớn đối với công suất cũng như khoảng thời gian tiêu hao nhiên liệu của động cơ. Việc thay lọc gió động cơ cũng nên được thực hiện định kỳ để có thể đảm bảo được tuổi thọ cho đông cơ.

Theo khuyến cáo của các hãng và theo quy trình bảo dưỡng, lọc gió động cơ cần thay vệ sinh sau mỗi 5.000 km và thay mới sau mỗi 20.000 km đối với xe mới. Nhưng nếu là xe cũ, bạn có thể kiểm tra vệ sinh sau mỗi 3.000 km hoặc mỗi tháng một lần (tùy theo điều kiện nào đến trước) và thay mới ở thời điểm 15.000km tính từ lúc thay lọc mới.

Lọc xăng

Lọc xăng thuộc hệ thống phụ tùng động cơ ô tô. Đây là bộ phận hết sức quan trọng đóng vai trò loại bỏ các cặn bẩn và rỉ sắt, giúp xăng “tinh” hơn trước khi được đưa vào động cơ, đồng thời đảm bảo cung cấp đầy đủ và ổn định nhiên liệu cho xe.

Và rất nhiều loại phụ tùng động cơ khác

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *